Lác mắt và biểu hiện
Lác là khi ta nhìn vật nào đó, hai mắt không thẳng hàng mà có một mắt lệch đi so với mắt kia.
Lác chia làm 3 loại: có thể lệch vào trong gọi là lác trong, lệch ra ngoài gọi là lác ngoài, hoặc lệch lên trên gọi là lác đứng trên, lệch xuống dưới gọi là lác đứng dưới.
Lác xảy ra khi có sự mất cân bằng giữa các cơ ngoại nhãn của mắt, làm cản trở sự phát triển thị giác hai mắt và có thể ảnh hưởng đến thị lực, đồng thời cảm nhận chiều sâu – khả năng định vị một vật nào đó trong không gian 3 chiều – có thể mất thị giác hai mắt
Nguyên nhân
Về nguyên nhân gây lác, thông thường là do bẩm sinh (xuất hiện từ 0-6 tháng tuổi), tật khúc xạ và một số bệnh lý khác.
Cơ chế gây ra lác thường là do rối loạn hệ thống dẫn truyền thần kinh và điều hòa hoạt động của 6 cơ vận nhãn. Phần lớn các trường hợp lác ở người lớn là do lác bẩm sinh không được quan tâm và điều trị dứt điểm ngay từ nhỏ.
Ngoài ra, lác ở người lớn còn do liệt vận nhãn, là hậu quả của các loại chấn thương, của bệnh tiểu đường, các bệnh tuyến giáp, cơn tăng huyết áp, các khối u, đục thể thủy tinh hoặc các tổn thương võng mạc.
Thường thấy, loại lác này có tính chất tạm thời hoặc có thể tự biến mất sau khi điều trị dứt điểm nguyên nhân gây bệnh, nhưng nếu không được điều trị đúng, có thể trở thành lác vĩnh viễn.
Nguy cơ khi trì hoãn việc điều trị mắt lác
l Rối loạn cơ vận nhãn dẫn tới sự lệch trục nhãn cầu, khiến tình trạng lác trở nên nặng hơn.
l Nhược thị (giảm thị lực) mắt lác. Lác ở người lớn thường gây tình trạng song thị, tức là thay vì nhìn thấy một vật duy nhất được hợp thị từ hai mắt thì bệnh nhân lại nhìn thấy hai hình ảnh riêng biệt. Não không chấp nhận tình trạng song thị này, do vậy sẽ xử lý và loại bỏ hình có chất lượng kém hơn. Do vậy mắt có thị lực kém hơn dần dần sẽ mất chức năng, gây nhược thị. Ngoài ra, bạn còn có thể tìm hiểu thêm về căn bệnh nhược thị cũng như nguyên nhân gây nên nhược thị.
l Mất thị giác 2 mắt (thị giác này cần thiết để nhìn hình nổi và và phân biệt chính xác khoảng cách). Bệnh thường gặp trong trường hợp lác bẩm sinh không được điều trị trước 9 tuổi, gây nhược thị không thể phục hồi. Người mắc bệnh này không thể làm những nghề đòi hỏi sự chính xác cao và hay gặp nguy hiểm khi lái xe.
l Ngoài ra với người lớn, lắc mắt làm mất vể thẩm mỹ và là trở ngại rất lớn cho việc giao tiếp trong cuộc sống.
Điều trị lác mắt
Điều trị lác mắt là làm cho hai mắt nhìn thẳng và phục hồi thị lực ở cả hai mắt. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể cho con bạn đeo kính để giúp mắt nhìn thẳng. Các phương pháp điều trị khác có thể áp dụng như phẫu thuật để chỉnh lại cơ vận động mắt không cân bằng hoặc phẫu thuật lấy thủy tinh thể. Việc che hoặc làm mờ mắt bình thường để cải thiện thị lực đôi khi là cần thiết. Trẻ rất nhỏ bị lác trong thường cần phẫu thuật để chỉnh lại mắt.
Với lác trong ở người lớn, đeo kính làm giảm sự cố gắng tập trung và thường làm thẳng mắt. Đôi khi kính hai tròng là cần thiết để có hiệu quả cao hơn. Nếu khi đeo kính, mắt vẫn nhìn chéo đáng kể kéo dài thì phẫu thuật có thể được chỉ định.
Với lác ngoài, mặc dù việc đeo kính, tập luyện, che mắt hoặc dùng lăng kính có thể làm giảm hoặc giúp điều chỉnh mắt nhìn lệch ra ngoài, tuy nhiên, phẫu thuật thường vẫn cần thiết.
Phẫu thuật lác mắt
Trong một số trường hợp lác mắt ở trẻ em và người lớn, việc điều trị lác mắt bao gồm đeo kính, thấu kính, che mắt hoặc làm mờ một mắt, tiêm độc tố botulium hoặc phối hợp các phương pháp điều trị này. Ở các trường hợp khác, phẫu thuật điều chỉnh cơ vận động nhãn cầu là cần thiết để làm cho mắt nhìn thẳng.
Ở trẻ bị lác dai dẳng, phẫu thuật sớm có thể được chỉ định để cải thiện cơ hội phục hồi hoặc tăng cường thị lực hai mắt bình thường.
Ở người lớn, phẫu thuật chỉnh lác không phải hoàn toàn là thẩm mỹ. Phẫu thuật thẩm mỹ là phẫu thuật nâng cao hơn, như khôi phục lại diện mạo trẻ trung ở người có tuổi bình thường. Phẫu thuật chỉnh lác khôi phục lại diện mạo bình thường, và được gọi là tạo hình. Có rất nhiều lợi ích khác ngoài việc khôi phục lại diện mạo bình thường như: Cải thiện thị lực tinh tế hoặc cải thiện thị lực hai mắt, diện mạo được cải thiện, làm mất hoặc giảm nhìn đôi và cải thiện chức năng xã hội - như giao tiếp bằng mắt là cực kỳ quan trọng trong việc giao tiếp giữa mọi người với nhau. Một điều quan trọng là bạn cần thảo luận với bác sĩ về mục đích và kỳ vọng của bạn về cuộc phẫu thuật này.
Trong phẫu thuật lác mắt, một hoặc nhiều cơ vận động nhãn cầu được làm tăng cường, yếu đi, hoặc chuyển đến vị trí khác để cải thiện hướng nhìn. Phẫu thuật lác mắt thường được tiến hành như một thủ thuật ngoại trú và không cần đòi hỏi ở lại bệnh viện qua đêm.
Phẫu thuật chỉ được áp dụng khi các phương pháp khác không thể mang lại kết quả như mong muốn hoặc trẻ bị lác do bất thường của cơ, thần kinh. Phẫu thuật có thể đem lại tính thẩm mỹ cho đôi mắt nhưng không phải bao giờ cũng đảm bảo thì lực đều cho hai mắt, bởi vậy sau khi phẫu thuật trẻ em cần được thực hiện những bước tập luyện tiếp theo nhằm mang lại hoạt động cân bằng của các cơ mắt