Glocom là một bệnh lý phức tạp và có chỉ định diều trị khá nghiêm ngặt phụ thuộc vào hình thái bệnh.
Mở mống mắt chu biên (MMCB) bằng laser thường được chỉ định ở những bệnh nhân glocom góc đóng hoặc góc đóng có nguy cơ cao. Trong lúc đó, một loại laser khác là laser tạo hình vùng bè (Trabeculoplasty) được chi định cho bệnh nhân glocom góc mở khi thuốc hạ nhãn áp ít có tác dụng hoặc bất dung nạp, trong một số trường hợp, laser tạo hình vùng bè còn được chỉ định đầu tiên cho glocom góc mở nếu điều trị nội khoa khó thực hiên hoặc ít có tác dụng.
Hiện nay có 3 phương pháp mổ glocom đang được sử dụng phổ biến. Mỗi phương pháp có ưu và nhược điểm nhất định, bệnh nhân sẽ được bác sĩ thăm khám, tư vấn và chỉ định cụ thể.
+ Điều trị glocom bằng laser mống mắt chu biên: được thực hiện trên những bệnh nhân góc hẹp, glocom góc đóng cấp tính, ở mắt kia của bệnh nhân góc đóng nguyên phát cấp tính hay mạn tính, hay glocom do nghẽn đồng tử, dự phòng ở bệnh nhân bị glocom cấp tính một mắt . Tia laser đi qua giác mạc tạo lỗ mở trên mống mắt mà không cần mở nhãn cầu, tạo đường lưu thông mới cho thủy dịch từ hậu phòng ra tiền phòng, giải quyết được cơ chế nghẽn đồng tử. Khi thủy dịch lưu thông được ra tiền phòng thì áp lực hậu phòng giảm xuống, chân mống mắt không bị đẩy ra trước, nhờ đó góc tiền phòng mở rộng đáng kể, giúp thủy dịch lưu thông từ tiền phòng ra ngoài nhãn cầu.
Về biến chứng sau laser, thường ghi nhận có tình trạng chảy máu mống mắt (lượng rất nhỏ). Nếu bệnh nhân đang dụng thuốc chống đông như Aspirin, Plavix (clopidigrel), Xarelto (rivaroxaban), Eliquis (apixaban) hay Coumadin (warfarin), cần thông báo cho bác sĩ. Tăng nhạy cảm với ánh sáng hay có cảm giác châm chích nhẹ trên bề mặt nhãn cầu cũng là các dấu hiệu hay gặp sau laser mống mắt chu biên. Hiếm hơn bệnh nhân có thể có hiện tượng nhìn thấy ảnh ảo do lỗ mở mống mắt và thường thích nghi sau một thời gian ngắn. Cuối cùng, tăng nhãn áp nhẹ có thể xuất hiện do sắc tố mống mắt sau laser và được điều trị ổn điịnh bằng thuốc hạ nhãn áp.
+ Điều trị glocom bằng tạo hình vùng bè (Trabeculoplasty): đây là phương pháp ra đời rất sớm, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ một phần bè củng giác mạc và mống mắt tạo đường thoát cho thủy dịch, làm ổn định áp suất trong mắt.
Mục đích điều trị glocom là nhằm ngăn chặn bệnh không tiếp tục tiến triển gây tổn thương thần kinh thị giác. Bệnh nhân sau khi phẫu thuật nên đi kiểm tra mắt, theo dõi nhãn áp 3 tháng/lần trong năm đầu tiên, sau đó định kỳ 6 - 12 tháng/lần.
Theo dõi điều trị là yếu tố quan trọng ảnh hưởng rất lớn đến kết quả cuối cùng.
Trong nhiều trường hợp, glocom tuy đã được phát hiện và điều trị, song người bệnh cho rằng đã khỏi hẳn nên không đi khám, theo dõi tiếp, hậu quả là bệnh tiếp tục âm ỉ tiến triển dẫn tới mất hoàn toàn thị lực. Vì vậy, bệnh nhân cần tuân thủ theo dõi định kỳ từ khi phát hiện bệnh, kiên trì điều trị suốt đời nhằm kiểm soát diễn biến bệnh, bảo tồn được thị lực của mình./.
Phương pháp điều trị bệnh glocom
Dịch vụ
- Điều trị tật khúc xạ
-
Dịch kính - Võng mạc
-
Điều trị bằng thuốc & Laser
- Điều trị bệnh lý võng mạc bằng laser
- Bệnh võng mạc đái tháo đường
- Bệnh mắt và các bệnh toàn thân
- Bệnh thoái hóa hoàng điểm tuổi già
- Tắc tĩnh mạch trung tâm VM
- Viêm màng Bồ đào
- Tân mạch hắc võng mạc
- Bong võng mạc nội khoa
- Thoái hóa võng mạc chu biên
- Bệnh võng mạc cận thị nặng
- Bệnh lý thần kinh thị giác
- Điều trị phẫu thuật
-
Điều trị bằng thuốc & Laser
- Thể thủy tinh & Glaucoma
- Khám bệnh
- Nhãn nhi & Tạo hình củng mạc
- Tạo hình thẩm mỹ
Hướng dẫn khách hàng